Khoa học Phương Đông Cổ đại

I. Những mầm mống đầu tiên của khoa học

Lịch sử phát triển của khoa học đã cho thấy rằng những mầm mống đầu tiên của khoa học đã sớm phát triển ở các nước phương Đông cổ đại.

1. Ở Trung Quốc

Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XII TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được lịch Mặt Trăng, Mặt Trời (sau này gọi là âm lịch, dương lịch). Họ đã biết chia một năm thành 366 ngày.

Vào thế kỉ XI TCN, người Trung Quốc đã dùng đồng hồ Mặt Trời và thế kỉ III TCN, họ đã biết dùng la bàn.

Đồng hồ mặt trời.
Đồng hồ mặt trời.

Năm 105, chế tạo được giấy từ vỏ cây. Giấy từ Trung Quốc đã được thâm nhập vào Triều Tiên, Nhật Bản, Ba tư (một quốc gia cổ đại, nay thuộc Iran) và mãi đến thế kỉ XII mới được thâm nhập đến Châu  u.

Quá trình tạo ra giấy của người Trung Quốc.
Quá trình tạo ra giấy của người Trung Quốc.

Các nhà toán học Trung Quốc cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Trương Dương (thế kỉ I TCN), Cảnh Thọ Xương (thế kỉ II TCN) nêu ra phương pháp giải phương trình bậc nhất và dùng số âm trong phép tính, mô tả được phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3, giải phương trình bậc 2, ứng dụng tính chất của cặp tam giác đồng dạng để xác định những khoảng cách không đi tới được,…; Tổ Xung Chi (thế kỉ VI TCN)  tính được giá trị gần đúng của số pi là 355/133.

2. Ở Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại cũng biết tính năm theo vị trí của các ngôi sao trên trời. Cụ thể là họ tính năm theo ngày mọc của sao Thiên Lang đi trước mùa nước lũ của sông Nil và đã chia mỗi năm thành 36 tuần theo con số nhóm chòm sao của cung Hoàng đạo. Theo lịch này thì mỗi năm có 36 tuần, mỗi tuần có 10 ngày và thêm vào 5 ngày lẻ nữa thành 365 ngày.

Kết quả quan sát chu kì biến hóa của sao Thiên Lang.
Kết quả quan sát chu kì biến hóa của sao Thiên Lang.
Lịch của người Ai Cập cổ đại.
Lịch của người Ai Cập cổ đại.

3. Ở vùng Babylon

Vùng Babylon là vùng đất bây giờ thuộc Irac. Đây là một vùng mà khí hậu ít mây, ít mưa đến mức con người có thể nhìn thấy các ngôi sao hàng đêm và họ đã chọn một số ngôi sao đặc biệt để xem xét chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Do quan sát rất tỉ mỉ chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng nên họ biết trước được khi nào xảy ra nhật thực hoặc nguyệt thực.

Người Babylon đã biết được tính tuần hoàn của các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

Đồng hồ nước bằng gốm khoảng cuối thế kỉ thứ V TCN.
Đồng hồ nước bằng gốm khoảng cuối thế kỉ thứ V TCN.

Chế tạo được đồng hồ nước, theo đồng hồ này thì đơn vị thời gian là thời gian để một khối nước nhất định chảy khỏi một bình hình lập phương có kích thước nhất định. Như vậy người Babylon đã thành lập được một hệ thống đơn vị đo lường, trong đó các đơn vị đo của đại lượng không phải được chọn một cách tùy tiện, mà có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Bên cạnh đó, người Babylon cũng đạt được một trình độ toán học khá cao như người Trung Quốc. Như vậy, ngay từ thời chiếm hữu nô lệ, ở phương Đông cổ đại đã có những tiền đề của khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên những quan niệm về thế giới của người Babylon và người Ai Cập vẫn là những quan niệm thiếu hệ thống, hoang đường, dựa trên thần thoại và tôn giáo. Mặt khác, giới tu sĩ lúc đó có quyền hành rất lớn và có thái độ không khoan nhượng đối với những tư tưởng trái với tôn giáo. Vì vậy, những quan niệm khác nhau về thế giới ở Ai Cập và Babylon không có khả năng tập hợp lại thành những trường phái rõ rệt.

II. Cuộc đấu tranh triết học ở Trung Quốc

Cuối thế kỉ thứ VI TCN, phát sinh học thuyết của Khổng Tử nhằm bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ.

Khổng Tử
Khổng Tử

Thế kỉ thứ V TCN, xuất hiện thuyết Lão Tử vì “Đạo”. Theo thuyết này thì “Đạo” là nguyên lý tối cao tạo ra trật tự và thống nhất trong vũ trụ, “Đạo” là quy luật khách quan của thiên nhiên. Học thuyết của Lão Tử lấy “Đạo” chống đối với “ý trời” là một học thuyết tiến bộ. Nhưng về sau, học thuyết của Lão Tử đã biến thành một tôn giáo dạy cho người ta “thoát tục” để đến với “Đạo”.

Tới thế kỉ thứ III – II TCN, xuất hiện thuyết “Ngũ Hành”, đó là mầm mống của quan niệm duy vật về thế giới. Bởi vì theo thuyết này thì mọi vật trên thế giới không do một thần linh nào sáng tạo ra mà được tại ra từ 5 nguyên tố ban đầu: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tuy nhiên về sau này, thuyết “Ngũ Hành” bị xuyên tạc thành một thuyết huyền bí, có nội dung mê tín.

Học thuyết “Ngũ Hành”
Học thuyết “Ngũ Hành”

Thế kỉ thứ II TCN, xuất hiện học thuyết về “Khí”. Theo thuyết này thì phần nhẹ và trong là nguyên thể Dương, tức là trời, phần nặng và đục là nguyên thể  m, tức là đất. Sự phối hợp và biến đổi của  m, Dương tạo thành vật chất.

Tóm lại, ở phương Đông cổ đại đã xuất hiện những mầm mống ban đầu của khoa học, nhwunxg quan niệm duy vật về thế giới vật chất. Nhưng trong cuộ đấu tranh giai cấp khốc liệt, chế độ phong kiến đã dần dần nhào nặn những thuyết mang nội dung duy vật thành những thuyết mang nội dung huyền bí. Vì vậy, các thuyết này dần dần bị lãng quên và không có đóng góp nhiều vào sự phát triển của khoa học.